Giá thành là gì? Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành hiệu quả nhất?

Nhiều người cho rằng giá thành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, bạn muốn tìm hiểu rõ về giá thành là gì hãy cùng việc làm Hải Phòng phân tích bài viết này nhé!

Giá thành là gì?

Muốn hiểu rõ hơn về giá thành là gì trước tiên chúng ta cần có một thuật ngữ kinh doanh được sử dụng để chi phí sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ, bao gồm cả chi phí trực tiếp và cho phí gián tiếp. Giá thành cũng có thể bao gồm các khoản chi phí khách như chi phí nghiên cứu và phát triển hoặc chi phí bảo trì.

Phân loại giá thành

  • Giá thành kế hoạch: là một giá thành được tính dựa trên số liệu cơ sở chi phí sản xuất và sản lượng sản xuất theo kế hoạch. Đây cũng coi là loại xác định trước khi bước vào hoạt động kinh doanh, tham khảo trên cơ sở giá thành từ các kỳ trước.
  • Giá thành thực tế: Loại giá thành được tính dựa trên số liệu chi phí thực tế đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đây là một loại giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản phẩm.
  • Giá thành định mức: Cũng tương tự như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bước vào một quá trình sản xuất, tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch sẽ được xây dựng trên cơ sở dữ liệu trung bình của các kỳ trước, giá thành định mức được tính theo mức chi phí ở tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch, nên giá thành định mức luôn được thay đổi phù hợp với định mức của các chi phí đạt được.

Trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá thành là gì rồi đúng không?

Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành hiệu quả nhất

Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc các loại hình sản xuất giản đơn, có khối lượng lớn, có số lượng mặt hàng ít và chu kỳ ngắn.

  • Công thức tính đối với phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Các khoản làm giảm chi phí

Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm dễ hạch toán do số lượng mặt hàng này ít, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của phương pháp trực tiếp khi chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít hoặc sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn.

Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số được áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm này khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi thành các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất để làm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.

  •  Công thức tính:

Tổng giá thành từng loại sản phẩm

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

x

Số lượng từng loại

x

Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm

Σ (Số lượng từng loại sản phẩm x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm)

Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm

Phương pháp phân bước được áp dụng tại các doanh nghiệp có một quy trình công nghệ sản xuất vô cùng phức tạp, gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau và mỗi công đoạn sẽ thực hiện chế biến một loại bán thành phẩm khác nhau. 

  • Công thức tính của phương pháp này như sau:

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ 

=

Σ (giá thành sản phẩm các giai đoạn trong kỳ)

Theo phương pháp phân bước này đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của các quy trình công nghệ, với đối tượng tính giá thành bán, thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng thành phẩm của từng công đoạn trung gian.

Phương pháp tính giá thành tỷ lệ

Phương pháp tính giá thành tỷ lệ hay còn được coi là phương pháp định mức. Cách này sẽ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như: may mặc, dệt kim, sản xuất giày, cơ khí chế tạo

Để giảm bớt đi khối lượng hoạch toán, các doanh nghiệp này thường có sự lựa chọn phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kế hoạch, bộn phận kế toán sữ tính ra giá thành là gồm có: giá thành đơn vị và giá thành sản phẩm từng loại.

  • Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành từng kích cỡ sản phẩm

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

x

Số lượng từng kích cỡ

x

Hệ số tính giá thành từng kích

Σ (Số lượng từng kích cỡ sản phẩm x Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của từng kích cỡ sản phẩm)

Phương pháp tính giá thành kết chuyển song song

Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. Căn cứ được tính là chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn để tính phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm để tổng hợp giá thành đơn vị:

Chi phí sản xuất giai đoạn i

=

Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn i

+

Chi phí phát sinh giai đoạn i

x

Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn n

Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i

+

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i

Qua những cách tính trên đã giúp cho chúng ta ngày càng hiểu biểu về giá thành là gì?

Xem thêm: Loss leader là gì? Chiến thuật bán hàng "nhạy bén" hay "lỗ"

 Ý nghĩa của giá thành

Trong kinh doanh, việc doanh nghiệp lập ra dự đoán về giá thành là để đề ra các phương án được thực hiện theo chi phí giá thành đó. Hay được gọi là một doanh nghiệp tiến hành xây dựng và làm theo kế hoạch giá thành đã được đề ra.

Việc hạ giá thành có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp: sẽ tạo điều kiện thuận lợi và giúp tiêu thụ sản phẩm với một số lượng lớn hơn, từ đó doanh thu và việc tăng lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn. Còn tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất cho doanh nghiệp.

Vì vậy, hạ giá thành việc tăng giá sản xuất, bước đầu tiên các doanh nghiệp cần áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất hơn. Phân bố nguồn lực nhân công và máy móc một cách hợp lý nhất, hạn chế việc lãng phí nguyên liệu, giảm thiểu tối đa sản phẩm hư hỏng và từ đó hạ giá thành đến tay người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, thực hiện sản xuất cần phải hiểu rõ giá thành là gì. Từ đó tính toán một cách chính xác các chi phí đầu vào, chi phí pháp sinh trong quá trình sản xuất và giá thành đầu ra đến tay người tiêu dùng. Trên đây, bài viết được chia sẽ bởi việc làm Hải Phòng. Chúc các bạn thành công.

Việc làm mới cập nhật